Bối cảnh lịch sử Học_thuyết_Yoshida

Sau khi đầu hàng trong Thế chiến II, chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục hoạt động. Cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh được tổ chức vào mùa xuân năm 1946. Cuộc bầu cử này cũng là lần đầu tiên phụ nữ được phép bỏ phiếu ở Nhật Bản. Yoshida Shigeru nổi lên như người chiến thắng trong cuộc bầu cử, trở thành Thủ tướng. Cũng trong khoảng thời gian đó, sự bất mãn đối với Hiến pháp Minh Trị trước đó ngày càng gia tăng và mong muốn có một hiến pháp hoàn toàn mới ngày càng lớn. Một nhóm nhỏ từ một bộ phận của "Chỉ huy tối cao của các cường quốc đồng minh (SCAP)" đã giúp soạn thảo hiến pháp mới. Sau một số sửa đổi, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Hiến pháp mới này vào tháng 11 năm 1946, có hiệu lực vào tháng 5 năm 1947 và tiếp tục cho đến ngày nay. Một khía cạnh quan trọng của Hiến pháp là Điều 9 tuyên bố rằng "người dân Nhật Bản mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền của quốc gia" và lực lượng quân sự "sẽ không bao giờ được duy trì". Khi Yoshida Shigeru đưa ra các chính sách của mình (Học thuyết Yoshida) thì điều 9 đóng một vai trò quan trọng[2].